Thuật ngữ B2B, B2C, C2C trong kinh doanh là gì?

Admin | 14-03-2023 | 15:14

Là dân kinh doanh chính hiệu bạn có biết về các mô hình kinh doanh quan trọng hiện nay hay không? Bài viết này, chúng tôi chia sẻ tất tần tật thông tin về các mô hình kinh doanh B2B B2C và C2C mà bạn nên nắm rõ.

Nội dung chính

Khi tìm hiểu về thương mại điện tử, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua được các mô hình như B2B, B2C, C2C. Đây là những mô hình kinh doanh quan trọng nhất. Nếu các bạn vẫn chưa biết B2B, B2C, C2C là gì? Khái niệm và đặc điểm của những mô hình này ra sao? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!!!

Mô hình kinh doanh là gì?

mô hình kinh doanh là gì.jpg

Có thể thấy, mô hình kinh doanh là chìa khóa then chốt dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh. 

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Business Model.  Đây có nghĩa là bản kế hoạch hay mô tả của một doanh nghiệp, tổ chức hay công ty nhằm miêu tả sản phẩm kinh doanh, mục tiêu cũng như kế hoạch sinh lời từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng trong một thị trường cụ thể. 

07 yếu tố cốt lõi trong mô hình kinh doanh

Theo cách hiểu khác, mô hình kinh doanh thể hiện các khía cãnh của 1 doanh nghiệp, tổ chức trong kinh doanh, như:

- Hoạt động chính

- Nguồn lực tài chính

- Phân khúc khách hàng hướng đến

- Dòng doanh thu

- Đối tác chính

- Cơ cấu chi phí

- Giá trị cung cấp

Mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C là gì?

Để giải đáp cho câu hỏi B2B, B2C, C2C là gì, thì đây chính là 3 loại mô hình kinh doanh chính trong thương mại điện tử:

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B).

Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C).

Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C)

Đây là 3 loại mô hình kinh doanh chính và quan trọng nhất trong kinh doanh nói chung và thương mại điện tử nói riêng.


b2b-b2c-c2c-la-gi.png

B ở đây là viết tắt của Business (Doanh nghiệp)

C là Customer (Khách hàng) hoặc Consumer (Người tiêu thụ). 

Điểm khác biệt rõ ràng giữa B và C là: một bên là tổ chức, có quy mô lớn hơn, có quy chuẩn pháp lý rõ ràng; một bên là cá nhân nhỏ lẻ.  

Mô hình kinh doanh B2B - Doanh nghiệp với Doanh nghiệp

Thuật ngữ B2B là viết tắt của Business to Business, đây là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình này diễn ra khi doanh nghiệp này cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc trao đổi mua bán với một công ty, doanh nghiệp khác.

Ví dụ: một quán bánh mua nguyên liệu tại công ty sản xuất bơ sữa, Apple sản xuất iphone để bán lại cho các nhà phân phối,...

B2B là mô hình kinh doanh về Thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. 

b2b-ban-hang.jpg

Một số lưu ý khi kinh doanh Mô hình B2B.

Khi kinh doanh theo mô hình B2B trên các sàn thương mại điện tử sẽ phức tạp hơn các mô hình khác vì có phần danh mục lớn những sản phẩm phức tạp.

Kinh doanh theo mô hình B2B cũng đòi hỏi cần có một số vốn cao hơn để công ty có thể khởi nghiệp.

Một số sàn thương mại điện tử kinh doanh theo mô hình B2B phải kể đến như: Amazon, Ebay,... đây là nơi tập trung hàng trăm ngàn những doanh nghiệp lớn giao thương trên toàn thế giới với nhau.

Mô hình kinh doanh B2C - Doanh nghiệp với Người tiêu dùng

B2C là viết tắt của thuật ngữ Business to Customer, có nghĩa là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Các công ty, doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của mình cho người tiêu dùng cuối (end-consumer). 

Ví dụ: Toyota bán ô tô cho người dùng tại cửa hàng đại lý của Toyota; hay KFC, McDonald, các cửa hàng bán đồ ăn cho người tiêu dùng cũng là hình thức kinh doanh B2C.

Mô hình kinh doanh B2C ngày càng phổ biến khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.

b2c.png

Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, mô hình B2C cũng được phát huy tối đa và ngày càng được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. 

Ưu điểm của hình thức này đó là người tiêu dùng không cần tốn nhiều thời gian đi lại mà vẫn có thể lựa chọn các sản phẩm mình muốn một cách dễ dàng và được giao hàng tận nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm chi phí mở và điều hành các chi nhánh khi kinh doanh bằng cách thuê mặt bằng bán sản phẩm.

Một số các doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức B2C này trên sàn thương mại điện tử có thể kể đến như: Nike, Adidas, Charles & Keith,...  

Các loại mô hình kinh doanh B2C online

Thông thường, có 5 loại mô hình B2C qua hình thức online đang được các doanh nghiệp sử dụng để hướng đến những khách hàng tiềm năng.

Một là, người bán trực tiếp, người tiêu dùng mua sắm sản phẩm và dịch vụ qua những cửa hàng bán lẻ online.

Hai là, mô hình B2C trực tuyến qua trung gian, mua bán qua trung gian, gắn kết người mua và người bán.

VD: Shopee, Lazada, Ebay,...

Ba là, mô hình B2C dựa trên việc quảng cáo để thu hút khách hàng tiếp cận tới website của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu hơn, mô hình kinh doanh này sử dụng SEO - công cụ tối ưu hóa tìm kiếm trên Google để tăng thứ hạng tìm kiếm và thu hút những lượt truy cập miễn phí.

Bốn là, mô hình B2C dựa vào cộng đồng, thực hiện xây dựng cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok,... trên các fanpage và hội nhóm. 

Năm là, mô hình B2C dựa trên việc tính phí người dùng.

Điển hình có thể kể đến như Spotify, Netflix.

So sánh sự khác biệt giữa Mô hình kinh doanh B2B và B2C

b2b-vs-b2c-ecommerce-websites-520x312-1.jpg

Khác nhau về đối tượng khách hàng

B2B: Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

B2C: Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng.

Khác nhau về quyết định mua hàng

B2B: Quyết định mua hàng của các doanh nghiệp phần lớn bị ảnh hưởng bởi chất lượng của sản phẩm, sự giới thiệu của các bên uy tín.

B2C: Quyết định mua hàng của người tiêu dùng thường dựa trên cảm tính và lý tính.

Khác nhau về vấn đề tích hợp

B2B: Các doanh nghiệp khi kinh doanh trên B2B phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống khách hàng

B2C: Các công ty trong mô hình kinh doanh B2C thì không phải tích hợp.

Mô hình C2C - Người tiêu dùng với Người tiêu dùng

C2C là viết tắt của Customer to Customer, là mô hình kinh doanh giữa Người tiêu dùng với Người tiêu dùng. Mô hình này gồm các hoạt động như trao đổi, mua bán, đấu giá trên internet mà trên sàn này người dùng bán hàng hóa cho nhau.

Tuy không phổ biến như những mô hình kinh doanh khác như B2B hay B2C, nhưng C2C là mô hình kinh doanh tiềm năng hứa hẹn sẽ phát triển trong thời gian tới.

c2c.jpg

Ví dụ: Sàn thương mại điện tử Shopee được tạo ra để tiện việc trao đổi mua bán giữa người mua và người bán. Người bán sẽ tự đăng tải thông tin sản phẩm và cửa hàng của mình, hàng hóa của người bán vẫn được lưu tại kho hàng của người bán. Người mua sẽ mua hàng qua Shopee, khi nhận được thông báo đặt hàng, sản phẩm sẽ được người bán chuyển tới tay người mua hàng qua một đơn vị vận chuyển. Shopee chỉ là nền tảng giao dịch giữa người bán và người mua. 

Bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc về câu hỏi B2B, B2C, C2C là gì? Ngoài ra còn giúp bạn hiểu thêm về sự khác biệt giữa các mô hình này với nhau. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ và chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp!


Bài viết nổi bật

  • click247.vn
    #1 Đặt hàng, mua hộ Ebay Mỹ, Order về Việt Nam
    08-05-2023
  • click247.vn
    #1 Ship hàng Mỹ, Bảng Phí gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam
    20-02-2023
  • click247.vn
    Dịch vụ mua hộ hàng Mỹ 2023, order Việt Nam từ 7 ngày
    18-02-2023
  • click247.vn
    Cách mua hàng trên Yahoo Japan
    07-09-2022