Mô hình B2B, B2C, C2C gắn liền với các trang TMĐT tại Nhật
Khám phá các mô hình chủ yếu trong kinh doanh _ yếu tố quan trọng tạo nên thành công. Mô hình B2B, B2C, C2C gắn liền với các trang TMĐT tại Nhật.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh đó chính là nắm rõ và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, đặc biệt trong môi trường TMĐT. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn có thể hiểu một cách đơn giản về 03 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay là B2B, B2C, C2C.
Mô hình B2B, B2C, C2C là gì?
Cùng Click247 tìm hiểu khái niệm các mô hình kinh doanh để
có cái nhìn tổng quát nhất trước khi đưa ra quyết định lựa chọn:
Mô hình B2B là gì?- Kết nối giữa các doanh nghiệp
B2B, B2C HAY C2C trên thực tế đơn giản đều là các cụm từ viết
tắt tương ứng với các mô hình theo tiếng Anh. Ở đây, B2B được viết tắt từ cụm
Business to Business có nghĩa Tiếng Việt cũng tương đối sát là “Từ doanh
nghiệp đến doanh nghiệp”. Với mô hình này, thay vì doanh nghiệp sẽ cung cấp sản
phẩm đầu ra cho các cá nhân tiêu dùng, thì khách hàng của doanh nghiệp ở đây lại
chính là các doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó làm
nguyên liệu đầu để phục vụ quá trình quản lý vận hành hay sản xuất.
Ví dụ để bạn đọc có thể dễ hình dung nhất về một công ty đang hoạt động thuần túy theo mô hình B2B tại Việt Nam: Công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp WEONE. Đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm này chính là các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, có nhu cầu mua phần mềm để hỗ trợ quản lý, vận hành doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh phù hợp với các công ty có sản phẩm đặc
biệt, mang tính đặc thù, độc quyền, yêu cầu hàm lượng kỹ thuật cao như các công
ty sản xuất linh kiện máy móc điện tủ, các công ty chuyên sản xuất phần mềm
cung cấp giải pháp, công ty thiết kế, lập trình, quảng cáo,...
Mô hình B2C là gì? - Doanh nghiệp đến khách tiêu dùng
Khách với mô hình B2B từ doanh nghiệp - doanh nghiệp, B2C là
mô hình kinh doanh kết nối doanh nghiệp sản xuất trực tiếp với khách tiêu dùng
(khách hàng cuối cùng) tức Business to Customer. Đây có lẽ được xem là mô hình
kinh doanh “truyền thống” và được hình thành sớm nhất trong 3 mô hình được đề cập
tới trong bài viết này. Với B2C, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò sản xuất và phân
phối trực tiếp hàng hóa đến khách hàng tiêu dùng thông qua các phương thức bán
buôn, bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng, đại lý.
Một trong những ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh B2C này là các công ty sản xuất phương tiện giao thông cá nhân (xe đạp, xe máy, ô tô). Ví dụ như Công ty Vinfast (trực thuộc tập đoàn Vingroup) chuyên sản xuất các sản phẩm xe ô tô, xe điện, được bày bán chủ yếu tại các showroom thuộc công ty.
Các doanh nghiệp lớn có khả năng “bao trọn” quy trình từ sản
xuất đến tiêu thụ hầu hết sẽ theo mô hình kinh doanh B2C, được dân kinh tế gọi
vui là “làm tất - ăn cả”. Bộ máy vận hành doanh nghiệp sẽ đảm nhận tất cả các
quy trình từ lựa chọn nguyên liệu đầu vào, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu
kho, phân phối sản phẩm tạo thành một quy trình khép kín.
Mô hình C2C là gì? - Kết nối qua kênh trung gian
Gần như xuất hiện sau cùng, xong C2C những năm gần đây đã nhanh chóng trở thành một mô hình kinh doanh thu hút rất nhiều doanh nghiệp. C2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Customer to Customer, tuy nhiên nghĩa thực tế sẽ hơi khác so với nghĩa gốc “từ khách hàng đến khách hàng”. Thay vì cung cấp sản phẩm trực tiếp thì mô hình kinh doanh này kết nối giữ nguồn cung (có thể là doanh nghiệp sản xuất, tổ chức hoặc cá nhân) tới khách hàng tiêu dùng thông qua một môi trường trung gian - các sàn TMĐT.
Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp kinh
doanh thành công theo mô hình C2C đi kèm với sự phát triển của các sàn TMĐT được
xem như “quốc dân” tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,... và gần đây
nhất là kênh mạng xã hội Tiktok shop. Các công ty, cá nhân sẽ rao bán sản phẩm
(dưới dạng hình ảnh và thông tin sản phẩm), khách hàng tiêu dùng sẽ đặt hàng
qua trang TMĐT và nhận hàng từ nhà cung cấp.
Các doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh C2C thường có
quy mô vừa và nhỏ, chưa có thế mạnh trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Môi trường TMĐT phù hợp với hầu hết mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C
Sự linh hoạt trong kinh doanh dẫn đến các mô hình kinh doanh
có nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế và nhu cầu tiêu dùng.
Các doanh nghiệp thường lựa chọn kết hợp nhiều mô hình kinh doanh để đạt hiệu
quả cao nhất. Ngoài các kênh bán hàng truyền thống, các doanh nghiệp có nhiều cửa
hàng kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử.
Các trang TMĐT được ưa chuộng hàng đầu tại Nhật Bản như
Yahoo Auction, Mercari, Rakuten, Amazon,... luôn là những địa chỉ mua hàng tin
tưởng của khách tiêu dùng tại Việt Nam khi có nhu cầu order hàng về sử dụng hoặc
nhập hàng số lượng lớn về kinh doanh.
Click247.vn chuyên cung cấp dịch vụ mua hộ - đấu giá - vận chuyển hàng Nhật - Việt, kết nối khách tiêu dùng tại Việt Nam và doanh nghiệp/ nhà cung cấp quốc tế tại các trang TMĐT uy tín.
Có sự kết hợp giữa các mô hình kinh doanh hay không?
Trên thực tế, có các mô hình kinh doanh không chỉ tách rời mà đôi khi chúng cũng được kết hợp với nhau. Điển hình với mô hình B2B2C.
Với sự kết hợp giữa nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ bản sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm, dịch vụ đến ta người tiêu dùng.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về các mô hình trong kinh doanh như B2B, B2C, C2C. Hy vọng, có thể mang đến cho bạn những thông tin cần thiết, giúp ích cho bạn trên con đường kinh doanh.